$469
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền bắc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền bắc.Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của số miền bắc. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ số miền bắc.Ngày 16.1, tại P.Thuận Phước (Q.Hải Châu), UBND TP.Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2. Đến dự có ông Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ.Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, cho biết Công viên phần mềm số 2 gồm 3 tòa nhà ICT, ICT1, ICT3 được đầu tư gần 1.400 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 2,8 ha, tổng diện tích sàn hơn 92.000 m2, dự kiến thu hút 6.000 người làm việc. Theo kế hoạch, từ hôm nay, TP.Đà Nẵng đưa vào sử dụng tòa nhà ICT1 với 8 tầng, tổng diện tích sàn hơn 39.000 m², diện tích khai thác 21.000 m². Trong đó, ưu tiên cho các đối tác chiến lược, các nhà đầu tư chiến lược, các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo của lĩnh vực vi mạch bán dẫn và trí tuệ nhân tạo. "Đã có hơn 30 doanh nghiệp đăng ký nhu cầu thuê văn phòng tại tòa nhà ICT1 với tổng diện tích đăng ký khoảng 25.000 m², vượt quá diện tích cho thuê của tòa nhà ICT1", ông Lê Trung Chinh cho biết. Cũng theo Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, sự kiện mở rộng và khai trương Công viên phần mềm số 2 góp phần tạo nền tảng, động lực mới… Nơi đây sẽ là điểm khởi đầu triển khai những chủ trương, chiến lược, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, nhất là các chính sách đặc thù đã ban hành đối với TP.Đà Nẵng.Ông Lê Trung Chinh thông tin thêm, toàn TP.Đà Nẵng hiện có 4 khu công nghệ thông tin tập trung. Cùng với các khu CNTT đang quy hoạch, xây dựng đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, từ một nơi gia công phần mềm ở thời kỳ đầu những năm 2000 với tỷ trọng gia công hơn 80%, nay TP.Đà Nẵng đã chuyển dịch sang phát triển sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT, tỷ trọng gia công giảm xuống dưới 40%. "Tỷ trọng kinh tế số năm 2023 chiếm 20,69% GRDP thành phố, vượt chỉ tiêu đề ra vào năm 2025 là 20%. Đà Nẵng từng bước định vị thương hiệu trên bản đồ công nghệ thông tin Việt Nam và thế giới", ông Lê Trung Chinh nói.Cũng tại buổi lễ, Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã trao quyết định mở rộng Khu Công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm số 2 cho UBND TP.Đà Nẵng; trao MOU với các đối tác hợp tác với thành phố trong lĩnh vực vi mạch, bán dẫn và trí tuệ. ️
Sàng lọc bằng xét nghiệm PSA máu (kháng nguyên tuyến tiền liệt). Tần suất khám sàng lọc phụ thuộc vào nồng độ PSA, tình trạng sức khỏe chung, nguyện vọng và nhu cầu của người bệnh.️
Chiều 10.1, Công ty TNHH MTV Sedo Vinako đã có công văn gửi Báo Thanh Niên phản hồi về nội dung bài viết "Dân bức xúc vì doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường" đăng trên Báo Thanh Niên số ra sáng nay 10.1.Theo nội dung công văn, doanh nghiệp cho biết sau khi đọc toàn bộ nội dung bài báo đã nhận thức rõ những thiếu sót trong việc tiếp nhận thông tin và làm việc với cơ quan báo chí để kịp thời đưa ra phản hồi từ doanh nghiệp khi PV Báo Thanh Niên liên hệ làm việc.Như Thanh Niên đã thông tin, nhiều hộ dân ở thôn Đông Yên (xã Duy Trinh, H.Duy Xuyên) phản ánh xưởng số 5 của Công ty TNHH MTV Sedo Vinako (đóng tại thôn Đông Yên) được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2021 với mục đích chính là sản xuất bao bì đóng gói. Tuy nhiên, từ năm 2022 đến nay, trong quá trình sản xuất, xưởng này đã sử dụng khí gas hóa lỏng để trộn chung với nguyên liệu nên thường xuyên thải ra môi trường các loại khí rất hôi thối, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của hàng chục hộ dân xung quanh.Mặc dù chính quyền địa phương, đại diện công ty cùng người dân đã có một số cuộc đối thoại, nhưng đến nay tình trạng ô nhiễm, hôi thối vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.Trong công văn phản hồi, đại diện Công ty TNHH MTV Sedo Vinako cho biết với việc kiểm soát tại nguồn, công ty đã tìm nguồn nhiên liệu khí hóa lỏng khác để thay thế khí LPG; tuy nhiên, theo nhà cung cấp máy sản xuất tấm mút xốp thì không đổi sang công nghệ khí khác ngoài LPG.Công ty lắp đặt hệ thống xử lý khí thải bằng việc sử dụng các thiết bị lọc khí để loại bỏ mùi trước khi thải ra môi trường; lắp đặt các bộ lọc carbon hoạt tính để hấp thụ khí LPG và các chất gây mùi.Đối với việc cải thiện thông gió, sau khi sản xuất tạo ra tấm mút xốp thì cần có thời gian 3-5 ngày để khí LPG thoát ra. Quá trình khí thoát ra trong nhà xưởng sẽ được hút qua các hệ thống xử lý khí thải và một phần thoát ra qua các khe cửa, cũng như quạt hút để tản nhiệt nhà máy (nên gây mùi cho các hộ dân gần bên công ty cách đó khoảng 100 m).Công ty cũng sử dụng thiết bị đo, cảm biến LPG để theo dõi mức độ rò rỉ hoặc tích tụ khí trong không khí; thực hiện kiểm tra định kỳ toàn bộ hệ thống ống dẫn, van, bình chứa và thiết bị liên quan để phát hiện và sửa chữa các điểm rò rỉ.Đại diện công ty cũng cho hay, thời gian qua đã luôn nỗ lực tìm giải pháp để cải thiện các vấn đề về môi trường (như người dân phản ánh).Cụ thể, giảm ½ lượng quạt hút tản nhiệt cho nhà xưởng; vận hành thêm hệ thống xử lý khí thải trước và sau thời gian sản xuất chính 2 tiếng đồng hồ nhằm xử lý mùi phát tán ra môi trường.Ngoài ra, thay nguồn nhiên liệu LPG nhập khẩu hàm lượng mùi giảm hơn 50%; tìm đơn vị tư vấn đủ chức năng lên phương án lắp đặt hệ thống thu gom xử lý mùi LPG triệt để từ quá trình sản xuất tấm mút xốp và trình cơ quan chức năng phê duyệt.Bên cạnh đó, công ty cũng đo lường mức độ ô nhiễm bằng cách sử dụng các thiết bị đo khí hoặc cảm biến mùi để đánh giá mức độ ảnh hưởng của mùi LPG đến môi trường. Đặc biệt, tiến hành khảo sát người dân xung quanh để thu thập thông tin.Đại diện công ty cũng khẳng định, tất cả các giải pháp đã thực hiện cũng như kế hoạch thực hiện khắc phục đã được báo cáo đầy đủ đến các cơ quan, ban ngành chức năng có liên quan; hiện đang trong quá trình cải thiện hệ thống sản xuất với mục tiêu không gây ảnh hưởng đến môi trường và người dân địa phương.Trao đổi với PV Thanh Niên vào chiều nay 10.1, một cán bộ Phòng TN-MT H.Duy Xuyên cho biết các phòng ban chuyên môn của huyện cũng kiểm tra, ghi nhận thực tế doanh nghiệp rất nỗ lực để khắc phục vấn đề ô nhiễm môi trường. "Ngoài ra, công ty cũng có lấy mẫu để phân tích, đánh giá và gửi kết quả khắc phục cho Sở TN-MT và UBND H.Duy Xuyên", vị này nói.Cũng theo vị cán bộ này, qua kiểm tra thực tế cũng ghi nhận sự tích cực của công ty trong vấn đề cải thiện môi trường xung quanh. Về các nội dung trong công văn mà Công ty TNHH MTV Sedo Vinako phản hồi cho Báo Thanh Niên, địa phương ghi nhận phần khắc phục như doanh nghiệp phản hồi là đúng. Công ty có cố gắng trong việc khắc phục sự cố ô nhiễm môi trường, nhưng mùi hôi thì vẫn còn nên vẫn đang nỗ lực tìm công nghệ nhằm xử lý triệt để mùi hôi đảm bảo hơn."Sau khi nhận phản ánh của người dân, các lực lượng chức năng huyện phối hợp với Sở TN-MT có đi kiểm tra và yêu cầu công ty khắc phục vấn đề ô nhiễm như người dân phản ánh. Ngay sau đó, doanh nghiệp có văn bản gửi các ngành chức năng đề ra giải pháp, phương án khắc phục; khi thực hiện xong thì cũng có báo cáo kết quả", vị cán bộ này thông tin thêm. ️